phanbo.com
phanbo.com
  • phanbo.com
  • phanbo.com
  • phanbo.com
  • phanbo.com
  • phanbo.com

Kinh doanh

phanbo.com

Phân bò khô

Phân bò khô, tiêu chuẩn chất lượng, giao hàng tận nơi. Vui lòng liên hệ: 0968 015 411

Chia sẻ

Sử dụng xơ dừa làm giá thể dinh dưỡng cho cây trồng

13/05/2015 16:29

TS. Dương Hoa Xô

Trung Tâm Công nghệ Sinh học TP. HCM

                Cây dừa là một biểu tượng gắn liền với cuộc sống sinh hoạt của người dân Nam bộ. Đặc biệt do tính đa năng trong việc sử dụng tất cả các bộ phận của cây: từ trái dừa với xơ dừa, nước dừa, vỏ gáo dừa đến thân cây, lá cây dừa nên cây dừa được trồng phổ biến ở nhiều vùng trong cả nước, đặc biệt là vùng Nam bộ. Trái dừa chứa rất nhiều loại dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể con người. Như protein dừa chứa các axit amin chất lượng cao, đặc biệt là nhóm B. Trong nước dừa còn chứa nhiều loại chất khoáng trong nước dừa như kali, magie… cũng như các chất vi lượng và vitamin C. Nhân dừa non chứa nhiều enzym rất có lợi cho việc tiêu hóa, tác dụng tốt cho việc chữa các bệnh viêm loét dạ dày, viêm gan, đái tháo đường, lỵ, trĩ, viêm đại tràng …

                Từ vỏ trái dừa người ta có thể tách ra phần xơ dừa ( chỉ xơ dừa ) và mụn xơ dừa, hoặc cũng có thể sử dụng nguyên phần vỏ. Phần chỉ xơ dừa được dùng làm nguyên liệu sản xuất các loại nệm ngủ, vật liệu trang trí nội thất thân thiện với môi trường, làm lưới phủ xanh đồi trọc, bảo vệ các công trình công nghiệp dưới biển với độ bền, lâu bị phân huỷ trong môi trường nước nặng, cách âm, cách nhiệt,.. Để phục vụ cho canh tác cây trồng thì vỏ trái dừa lại là một nguyên liệu tự nhiên sẵn có tuyệt vời để sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau và được coi như một loại giá thể có thể thay thế cho đất trồng.

Tuy nhiên một trong những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây trồng là trong xơ dừa có chứa hàm lượng chất chát lignin cao, khó phân hủy, gây khó khăn cho việc chế biến thành các loại giá thể khác nhau. Mặc dù vậy, với các biện pháp kỹ thuật khác nhau, xơ dừa xử lý làm các loại giá thể như sau: 

- Nguyên liệu để sản xuất “ đất sạch ”:

Ngay từ năm 2003, thạc sĩ Võ Thanh Liêm, giám đốc Công ty TNHH Đất Sạch tại TP.Hồ Chí Minh đã tiến hành nghiên cứu tìm cách biến xơ dừa thành đất sinh học hữu cơ vi lượng biosoil để cải thiện đất bạc màu. Việc xử lý xơ dừa bằng phương pháp vi sinh ở quy mô công nghiệp thành sản phẩm “ đất sạch Biosoil ”đã khắc phục được yếu tố trở ngại là xử lý chất chát lignin có trong xơ dừa thành chất có ích cho cây trồng; giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường ở những địa phương sản xuất chỉ xơ dừa; tận dụng được nguồn tài nguyên hữu cơ làm tăng độ phì về hữu cơ, vi sinh, vi lượng cho đất trồng. Loại sản phẩm “ Đất sạch” có đặc tính dễ thấm nước, giữ ẩm tốt, thoát nước nhanh, kháng sâu bệnh... thích hợp với hoa kiểng, bon sai, rau sạch, hoặc vườn ươm và trang trại.

- Nguyên liệu làm giá thể dinh dưỡng cho các loại cây trồng:

+ Mụn xơ dừa, nhất là loại mụn xơ dừa tươi có chứa hàm lượng lignin cao. Nếu sử dụng trực tiếp có thể gây ngộ độc cho cây trồng. Để trồng được trên mụn dừa tươi thì phải tiến hành xả chất chát hay còn gọi là lignin. Quá trình này nếu xảy ra trong tự nhiên thì thời gian rất lâu (khoảng 12- 24 tháng). Do đó ngoài biện pháp sử dụng chế phẩm vi sinh để xử lý, một biện pháp rất đơn giản mà nông dân nào cũng áp dụng được. Đó là dùng vôi thông thường ( vôi dùng bón cho cây trồng ) với tỷ lệ cứ 5 kg vôi pha với 200 lít nước sạch, mụn xơ dùa được đưa vào tốt nhất là bể chứa có dung dịch vôi pha sẵn với tỷ lệ trên và ngâm liên tục trong nước vôi. Thời gian ngâm tốt nhất từ 5 – 7 ngày sau đó xả nước chát màu đen ra khỏi bể chứa và đưa nước sạch vào xử lý từ 2 -3 lần. Khi đó có thể đem ra sử dụng.

Hình 1: Mụn xơ dừa được ngâm trong bể chứa có pha vôi để xử lý chất chát lignin

+ Xử lý khử trùng và ủ giá thể: sau khi giá thể đem ra khỏi bể xử lý ( đạc sạch vôi ) có thể đem ủ với chế phẩm sinh học BIMA ( có chứa nấm đối kháng Trichoderma) để thúc đẩy quá trình tiêu diệt các nấm gây hại cho cây trồng vừa thúc đẩy quá trình ủ hoai của giá thể mụn xơ dừa. Tỷ lệ phối trộn cứ 1 tấn xơ dừa sau xử lý trộn với 3 – 4kg BIMA, lưu ý phải giữ cho độ ẩm của đống ủ từ 50 – 60%. Bổ sung thêm từ 20 – 30 kg super lân trộn đều với 1 tấn xơ dừa. Có thể tạo độ ẩm đống ủ bằng cách pha 1 kg ure với 100 lít nước và tưới đều vào đống ủ cho đạt đến độ ẩm 50 – 60%. Có thể kiểm tra độ ẩm đống ủ bằng cách lấy tay nắm chặt hỗn hợp đã phối trộn, thấy rỉ nước ra ở tay là được. Đảo trộn và đậy bạt, sau 4–5 ngày, nhiệt độ đống ủ sẽ tăng lên, đạt khoảng 60oC. Sau 7 ngày ta tiến hành đảo trộn. Nếu thấy khô, phun nước vào để tạo độ ẩm. Sau 25 – 30 ngày, đảo lại 1 lần, phun nước để đảm bảo độ ẩm 50–55%. Sau thời gian từ 40 – 60 ngày có thể đem ra sử dụng. Giá thể sau khi xử lý có thể trộn thêm với các loại phân hữu cơ, phân NPK, urê, super lân, kali.  

 

                - Sử dụng vỏ dừa, mụn xơ dừa làm giá thể cho trồng hoa lan: Đây là ứng dụng rất cụ thể và rộng rãi đối những nhà vườn trồng hoa lan. Kinh nghiệm từ các nhà vườn trồng hoa lan Dendrobium của Thái lan, sử dụng vỏ dừa sau khi phơi khô được sử dụng trực tiếp làm giá thể trồng lan thay cho chậu trồng, vừa tiết kiệm được chi phí mua chậu, vừa tiết kiệm chi phí giá thể. Trong khi đó các nhà vườn trồng lan ở Việt Nam, trong đó có Thành phố Hồ Chí Minh để trồng lan chậu đã phải sử dụng chậu nhựa, chậu đất nung để trồng với giá thể là vỏ xơ dừa hoặc than củi. Như vậy, đưa chi phí giá thành trồng lan chậu Dendrobium cao hơn so với Thái Lan.

Hình 2: Vỏ trái dừa được sử dụng như là giá thể và là chậu để trồng lan Dendrobium tại Thái lan.
 

 

Ngoài ra, vỏ dừa còn được đưa vào hệ thống máy cắt để chế biến thành các bành dừa, rất thuận tiện cho việc trồng lan. Các cây lan có thể trồng thẳng trên các bành dừa này thay cho chậu trồng hoặc đưa vào các chậu trồng bằng các vật liệu khác nhau để trang trí ( Xem hình 3 ).

Hình 3: Chế biến vỏ trái dừa thành các bành dừa để trồng hoa lan tại Thái lan

 

Nguồn: Trung tâm công nghệ sinh học TP Hồ Chí Minh

Thống kê lượt truy cập

  • 4Số người online:
  • 1Hôm nay:
  • 11281Hôm qua:
  • 316166Tháng này:
  • 187583Tháng trước:

Hình ảnh

  • Phan-bo-ba-tri
  • Phan-bo-ba-tri
  • Phan-bo-ba-tri
  • Phan-bo-ba-tri
  • Phan-bo-ba-tri
  • Phan-bo-ba-tri
  • Phan-bo-ba-tri